Công ty TNHH SX-TM Ếch Vàng

Post Top Ad

Post Top Ad

25 tháng 6 2019

Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh bao kim sa thành công từ lần đầu tiên

9:42 SA 0

Bánh bao kim sa không khó làm như mọi người vẫn nghĩ, công thức dưới đây sẽ hướng bạn chi tiết từng bước, làm chuẩn các bước bạn sẽ có món bánh bao kim sa ngon ngoài mong đợi.

Công thức này làm được 28 chiếc bánh vừa phải, mỗi chiếc cân được 40g vỏ bánh vào 17g nhân bánh.

>> Xem thêm: Top 5 hương liệu làm bánh được yêu thích nhất của đầu bếp chuyên nghiệp

Nguyên liệu làm bánh bao kim sa

Nguyên liệu làm bánh bao kim sa:

* Nhân trứng muối chảy (Nên làm trước 2 ngày và bỏ tủ đá).
  • 10 lòng đỏ trứng muối
  • 85g sữa đặc
  • 100g bơ nhạt ở nhiệt độ phòng
  • 105g nước cốt dừa
  • 5g bột kem béo
  • 60g sữa bột
* Vỏ bánh:
  • 650g bột mì
  • 6g men instant
  • 65g đường
  • 285ml sữa tươi không đường
  • 10ml nước cốt dừa
  • 60ml dầu ăn
  • 1 lòng trắng trứng gà
  • 20g sữa bột
  • 10g bột nở
  • 20g bột lion
Các bước thực hiện làm bánh bao kim sa:

 * Cách làm nhân bánh:

Các bước thực hiện làm bánh bao kim sa

- Trứng muối hấp chín, dùng thìa nghiền cho vụn.

Sau đó cho thêm sữa bột, bột kem béo vào.

Cho thêm nước cốt dừa, sữa đặc vào, dùng phới lồng hoặc muôi gỗ quấy đều cho hoà quyện.

Cuối cùng cho bơ vào, quấy mạnh tay đến khi hỗn hợp mịn, hoà quyện là đạt.

Mình cho nhân vào máy xay tầm 30s cho mịn. Cho phần nhân vào khuôn (mình dùng khuôn silicon để lúc gói lấy nhân cho dễ) cất ngăn đá tủ lạnh ít nhất 1 ngày trước khi làm bánh vì nhân rất dễ chảy.

* Cách làm vỏ bánh:

Cách làm vỏ bánh

- Đong lấy 500g bột mì, rây mịn, cho lần lượt men, sữa tươi không đường, dầu ăn, bột lion, 5g đường vào âu. Dùng máy trộn đến khi các nguyên liệu hoà quyện thành một khối.

- Cho bột vào âu, bọc kín. Bật lò vi sóng ở 100*C trong 1 phút cho nhiệt độ tương đối ấm, cho âu bột vào ủ đến khi bột nở gấp đôi (Bước này không làm cũng không sao nhưng do mình không muốn tốn thời gian nên làm vậy chỉ mất 20p ủ)

- Sau khi ủ xong dùng tay nhồi lại nhẹ khoảng 30s rồi cho tiếp 150g bột mì, sữa bột, bột nở, lòng trắng, 60g đường, nước cốt dừa vào âu và dùng máy nhồi đến khi bột đàn hồi, mịn màng (mình nhồi hết 20 phút).

>> Xem thêm: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

Các bước thực hiện làm bánh bao kim sa

- Chia bột thành 28 viên, mỗi viên 40g rồi cán mỏng, rìa ngoài mỏng hơn ở giữa rồi cho viên nhân vào gói. Sau khi gói xong em dùng giấy loat cupcake để lót bánh, vừa tiện vừa sạch.

Một số lưu ý khi làm bánh bao kim sa

- Hấp ở lửa vừa trong 7 phút.

Một số lưu ý khi làm bánh bao kim sa:

Một số lưu ý khi làm bánh bao kim sa

- Trong công thức mình sử dụng bột mì hoa ngọc lan (chịu nước khá tốt) nên mình dùng hết 285ml sữa nhưng tuỳ loại bột nên có thể gia giảm từ 275ml - 285ml.

- Vỏ bánh vàng nhờ bột lion không sử dụng màu thực phẩm vì làm nhà ăn nên đừng cắt giảm bột lion, bạn có thể tạo màu tự nhiên từ lá dứa, củ dền, hoặc hoa đậu biếc.

- Không hấp lâu nhân bánh sẽ bị đặc,vón.

- Gói bánh nhanh tay không nhân bỏ ra ngoài rất nhanh chảy.

- Bánh đạt là bánh có vỏ ngoài mịn, bóng, thơm mùi cốt dừa. Vỏ ngoài lúc tách đôi cảm giác hơi dai nhưng bên trong bánh mềm, xốp mịn, nhân dẻo quánh, chảy nhiều và mịn mượt.

- Khi hấp bánh ảnh mình bật đèn bếp nên màu bánh có sáng hơn với thực tế.

Xem thêm

24 tháng 6 2019

Canh khổ qua ngon ngọt không đắng với cách nấu đơn giản

3:57 CH 0

Canh khổ qua là món ăn có hương vị ngon ngọt từ thịt cùng vị đắng nhẹ của khổ qua tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng của món ăn này trong bữa ăn mỗi gia đình. Hãy tham khảo cách nấu canh khổ qua dưới đây để cả gia đình cùng thưởng thức.

Canh khổ qua nhồi thịt là món canh dần được phổ biến khắp các vùng miền. Theo khẩu vị và sở thích của từng người thì món canh này được biến tấu nhiều kiểu khác nhau như canh khổ qua cá thác lác, canh khổ qua trứng, canh khổ qua nấu tôm, canh khổ qua chay… rất giàu dinh dưỡng và dễ thực hiện. Bên cạnh đó canh khổ qua còn có ý nghĩa đặc biệt với người miền Nam cho rằng đầu năm ăn canh khổ qua bao nhiêu cái khổ năm cũ qua đi đón năm mới thêm nhiều may mắn.

>> Xem thêm: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

Nguyên liệu làm canh khổ qua nhồi thịt

  • Khổ qua: 1 kg
  • Thịt thăn: 500 gram
  • Nấm mèo (mộc nhĩ): 50 gram, Miến: 50 gram
  • Trứng vịt: 2 trứng
  • Gia vị: hành tím, tỏi, tiêu xay, hành lá, dầu ăn, bột ngọt, muối, đường
Nguyên liệu cơ bản làm món canh khổ qua dồi thịt
Nguyên liệu cơ bản làm món canh khổ qua dồi thịt

Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Cắt bỏ 2 đầu của quả khổ qua (mướp đắng), cắt khúc dài vừa ăn, sử dụng thìa nhỏ để loại bỏ phần ruột ở trong. Ngâm khổ qua với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi xả sạch để ráo

- Hành lá nhặt rửa sạch thái nhỏ để riêng.

- Ngâm mộc nhĩ  (nấm mèo) với nước ấm khoảng 5 phút để nấm nở rồi cắt bỏ gốc, thái nhuyễn.

- Rửa sạch thịt thăn để ráo thái nhỏ và xay nhuyễn.

- Trứng vịt đập lấy nhân để riêng ra bát

- Hành khô, tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn.

Các bước sơ chế nguyên liệu nấu canh
Các bước sơ chế nguyên liệu nấu canh

Bước 2: Làm nhân nhồi khổ qua

- Cho thịt xay nhuyễn trộn đều cùng các loại gia vị gồm tỏi , hành băm nhuyễn với muối, bột ngọt, nước mắm sao cho vừa ăn. Lưu ý để nhân được nhuyễn bạn có thể chọn thịt dính chút mỡ để nhân có độ ngậy, mềm và mịn.

- Sau đó bạn cho mộc nhĩ, trứng vịt vào trộn đều.

- Bạn nhồi chặt nhân vào ruột trái khổ qua.

Cách làm nhân thịt nhồi khổ qua
Cách làm nhân thịt nhồi khổ qua

Bước 3: Nấu canh khổ qua:

- Cho nước vào nồi sao cho vừa ăn rồi đun sôi, sau đó nêm nếm gia vị muối, mắm, đường, nấm hương sao cho vừa ăn.

- Đặt khúc khổ qua nhồi thịt đậy vung nấu trong 20 phút đến khi chín mềm thì tắt bếp.

- Khi chín bạn cho ra tô rồi trang trí với hành lá cắt nhỏ cùng rau mùi rắc tiêu lên trên để thưởng thức.

Lưu ý nếu muốn canh có độ ngọt tự nhiên bạn có thể hầm cùng xương ống đã sơ chế. Khi sôi mà có nổi bợt bạn hớt bọt cho trong nước và không đậy nắp vung.
Lưu ý nếu muốn canh có độ ngọt tự nhiên bạn có thể hầm cùng xương ống đã sơ chế. Khi sôi mà có nổi bợt bạn hớt bọt cho trong nước và không đậy nắp vung.

Yêu cầu thành phẩm

Canh khổ qua có vị đắng đặc trưng, ngon ngọt từ thịt hòa quyện vị thanh mát của nước dùng giúp giải nhiệt. Đây là món ăn quen thuộc trong nhiều mâm cơm của người Việt được nhiều người yêu thích.

Canh khổ qua rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe chẳng hạn như tăng sức đề kháng, cải thiện thị giác hay giảm cân.
Canh khổ qua rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe chẳng hạn như tăng sức đề kháng, cải thiện thị giác hay giảm cân.

MỘT SỐ BIẾN TẤU CỦA MÓN CANH KHỔ QUA

1. Canh khổ qua cá thác lác

- Nguyên liệu cần thêm: 300g cá thác lác (thay thế cho thịt)

- Cách nấu canh khổ qua cá thác lác

+ Sơ chế nguyên liệu: Khổ qua bạn gọt 2 đầu, loại bỏ sạch ruột rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn (cỡ khoảng 1,5cm). Cá thác lác, rửa sạch xay nhuyễn rồi ướp với muối, tiêu, bột ngọt sao cho vừa ăn. Các nguyên liệu khác bạn sơ chế giống như với cách làm canh khổ qua nhồi thịt

+ Cách nấu: Cho dầu ăn phi vàng hành tỏi băm nhuyễn rồi cho 1 lít nước vào nồi. Khi nước sôi bạn vo chả cá thành viên vào nấu đến khi chả nổi lên thì cho hết khổ qua vào nấu thêm khoảng 5 phút hoặc đến khi khổ qua mềm thì tắt bếp.

Thành phẩm: Canh khổ qua chả cá thác lác có vị dai ngọt của cá thác lác và vị đắng đặc trưng của trái khổ qua khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức.
Thành phẩm: Canh khổ qua chả cá thác lác có vị dai ngọt của cá thác lác và vị đắng đặc trưng của trái khổ qua khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức.

2. Canh khổ qua chay

- Nguyên liệu: 3 quả khổ qua, 2 thanh đậu phụ trắng, miến, cà rốt, nấm mèo, hành hoa, muối, dầu ăn.

- Cách nấu canh khổ qua chay:

+ Sơ chế nguyên liệu: Nấm mèo ngâm nước ấm rửa sạch băm nhuyễn. Miến ngâm mềm cắt khúc nhỏ. Cà rốt, hành khô gọt vỏ  rồi băm nhuyễn. Đậu phụ dùng thìa dằm nát.

+ Cho hỗn hợp cà rốt, hành khô, đậu phụ nêm chút muối hạt tiêu sao cho vừa ăn rồi trộn đều. Sau đó nhồi vào phần quả khổ qua đã làm sạch ruột và thái khúc hoặc để cả quả.

+ Các bước nấu: Bạn cho dầu ăn phi thơm hành rồi đổ nước vào đun sôi. Thả trái khổ qua đã nhồi hầm trong 20 phút nấu chín vừa tới rồi nêm gia vị sao cho vừa ăn múc ra bát.

- Thành phẩm: Canh khổ qua chay là món ăn rất hợp những người ăn chay vào các dịp đặc biệt. Bên cạnh đó đây là món ăn rất tốt cho sức khỏe và những người muốn ăn kiêng. Món ăn này có vị ngọt nhẹ không quá đắng đóng góp cho thực đơn bữa ăn hàng ngày thêm phong phú.

Món canh khổ qua chay thanh đạm ngày rằm
Món canh khổ qua chay thanh đạm ngày rằm

3. Canh khổ qua nấu tôm

- Nguyên liệu cần thêm: Tôm thay cho các thác lác

- Cách nấu: Về cơ bản cách nấu canh khổ qua tôm giống hệt với cách nấu canh khổ qua cá thác lác. Tôm bạn cần băm nhuyễn rồi thực hiện các bước như canh khổ qua cá thác lác.

- Thành phẩm: Canh khổ qua nấu tôm có vị đắng đặc trưng của trái khổ qua và vị ngọt của tôm rất dễ ăn vừa đưa cơm.

Canh khổ qua nấu tôm thêm bổ dưỡng
Canh khổ qua nấu tôm thêm bổ dưỡng

Hy vọng những cách nấu canh khổ qua ở trên bạn sẽ có nhiều lựa chọn phong phú để thực hiện món canh giải nhiệt cho cả gia đình thưởng thức.

Phượng Phượng - Khám Phá

Xem thêm

21 tháng 5 2019

Bí quyết nấu lẩu Thái cực ngon

5:36 CH 0

Nước lẩu Thái với vị chua cay là loại nước lẩu ngon, phổ biến mà bạn có thể dùng để nhúng nhiều nguyên liệu như: hải sản, bò, gà, cá, các loại nấm…

1. Chọn nguyên liệu tươi ngon

Muốn có nước lẩu ngon trước tiên phải chú ý đến khâu chọn nguyên liệu. Không chỉ nguyên liệu nhúng, các loại gia vị, thảo mộc dùng để nấu nước cũng phải tươi ngon.

>> Xem ngay: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

Lẩu Thái thường ăn với các loại rau như: rau muống, bắp chuối bào, cần tây, cải thảo, cải thìa, nấm tuyết, nấm mèo, bắp non, nấm đông cô, nấm đùi gà… và các loại hải sản như cá điêu hồng, chả cá, thịt gà, sò điệp, mực, hoặc tim, cật heo, đậu hũ… Với rau muống, bắp chuối bào nên mua cọng rau muống, nguyên hoa chuối về rửa và bào. Muốn rau muống, bắp chuối trắng, giòn chỉ cần ngâm qua nước chanh pha muối sau đó vớt ra để ráo.

Bí quyết nấu lẩu Thái cực ngon

Muốn món lẩu ngon, hải sản cho vào phải thật tươi và được sơ chế kỹ sao cho giữ được hương vị tươi nguyên nhất. Với mực, sau khi lấy phần râu ra khỏi thân, bỏ phần mỏ mực cứng ở giữa các râu mực, bóc bỏ phần da đen, rút xương sống, cạo phần còn lại bên trong bụng mực, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, để ráo trước khi xắt mực thành miếng vừa ăn. Với các loại hải sản có vỏ như nghêu, hàu, sò, nên rửa sạch qua vòi nước mạnh, chà sạch vỏ rồi ngâm nước gạo hoặc nước sả, ớt cho nhả bùn.

2. Hầm nước dùng

Hầm nước dùng từ xương gà: Cho khoảng 5-6 củ hành tím vào chảo dầu nóng, áp chảo cho hành tím thơm, cho vào nồi nấu cùng xương gà và 3 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ, vớt bọt thường xuyên để nước dùng trong.

Hầm nước dùng từ xương heo: Trước khi hầm bạn nên trụng xương một lần qua nước sôi, sau đó rửa sạch và cho vào nồi nước hầm cùng hành tím và một ít muối hột trong khoảng 1-1,5 giờ. Khi nước dùng sôi, canh vớt bọt rồi hạ lửa nhỏ nhất để nước dùng ngọt xương. Sau khi hầm, lược lại nước dùng để loại bỏ phần xương cặn. Lưu ý là nên cho xương heo và xương gà vào nấu từ nước lạnh, nước dùng sẽ trong hơn.

Bí quyết nấu lẩu Thái cực ngon

Hầm nước dùng từ hải sản: Hầm nước dùng từ hải sản sẽ có thời gian ngắn hơn so với xương heo, xương gà. Nếu hầm lâu, nước dùng sẽ dễ bị chua. Bạn có thể cho tôm khô, mực khô nướng sơ, đập giập, xương cá vào hầm lấy nước dùng đều được. Nếu hầm bằng mực, tôm khô, có thể để lại trong nước dùng ăn cùng cũng được.

>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa hương nước mắm Việt và Thái Lan

3. Tạo hương vị cay, thơm

Với nước dùng chua cay, hương vị đặc trưng được tạo ra từ mùi thơm của củ riềng, sả, lá chanh, vị của lẩu phải chua, cay, ngọt, đậm đà. Màu sắc của nước lẩu cũng phải “nóng” để kích thích khẩu vị của người dùng.

Để nấu nước lẩu chua cay cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 2 lít nước dùng từ xương heo, xương gà hoặc hải sản, 100g sả cây đập giập, cắt khúc ngắn; 4 trái ớt hiểm (tùy theo khẩu vị của người ăn cay hay không mà cho nhiều hoặc ít hơn lượng ớt trên), 5 lá chanh giấy, 50g củ riềng đập giập hoặc thái lát.

4. Tạo màu “nóng”

Thông thường màu đỏ đặc trưng của lẩu chua cay sẽ được tạo ra nhờ cà chua. Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, cho tất cả vào nước dùng, nấu trên lửa vừa khoảng 20 phút, khi nấu nước nhớ canh vớt sạch bọt để nước dùng được trong.

Dùng một chảo khác, thêm dầu ăn vào chờ chảo nóng, cho tỏi băm vào phi thơm rồi cho cà chua xay (hoặc paste) cùng 1 gói gia vị nấu lẩu Thái vào xào thơm, tắt bếp, trút vào nồi nước dùng.

5. Thêm nước cốt chanh vào trước khi tắt bếp

Với 2 lít nước dùng, nêm vào lẩu 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh tương cà, nếm cho có vị đậm đà. Sau cùng cho thêm 3 muỗng canh nước cốt chanh tươi vào khuấy đều nếm cho có vị chua, ngọt, cay thì tắt bếp. Nếu thích bạn cũng có thể thay nước cốt chanh bằng nước cốt tắc. Lưu ý chỉ nên cho các loại nước cốt này vào sau cùng để nước dùng không bị đắng.
Xem thêm

Cách làm bánh xèo giòn, thơm ngon chuẩn vị đặc sản miền Trung

2:15 CH 0

Để bánh xèo ngon, giòn lâu cần phải có những bí quyết riêng như sử dụng 1 chút bia trộn cùng bột bánh, hay sử dụng thịt nướng để để làm hương vị nổi bật hơn.

Bánh xèo với cách làm rất đơn giản và hương vị thơm ngon đặc biệt của nó ai đã từng thưởng thức đều không thể quên.

Nguyên liệu cần có:

- 200g thịt lợn 3 chỉ

- 200g tôm

- 200g bột bánh xèo

- 100ml bia

- 200ml nước

- 50ml nước cốt dừa

- Hành băm, hành lá, muối, tiêu, giá đỗ

- Dầu ăn, mắm muối

Cách làm bánh xèo giòn, thơm ngon chuẩn vị đặc sản miền Trung

Các bước làm bánh xèo ngon tại nhà

Bước 1: Làm bột bánh xèo

- Bia và nước lọc,bột nghệ vào 1 cái bát và thêm vài hạt muối để tăng độ đậm đà cho bánh rồi khuấy đều.

> Xem ngay: Top 5 hương liệu làm bánh được yêu thích nhất của đầu bếp chuyên nghiệp

- Cho bột bánh xèo vào hỗn hợp nước và bia, thêm nước cốt dừa và 1 chút dầu ăn và khuấy đều khi bột sánh lại, không có vón cục là được. Sau đó để cho bột nghỉ tầm 30p.

- Với người Miền Nam: Khi làm bột cho thêm trứng

- Bí quyết sử dụng bia trong quá trình pha bột làm bánh xèo giòn lâu và màu vàng bắt mắt ngon hơn

Cách làm bánh xèo giòn, thơm ngon chuẩn vị đặc sản miền Trung

Bước 2: Làm nhân bánh

- Thịt ba chỉ rửa sạch, thái mỏng (có thể băm nhỏ tùy thích). Tôm rửa sạch, bỏ đầu và vỏ chỉ lấy phần thịt.

- Hành lá rửa sạch, cắt khúc nhỏ

- Ướp thịt và tôm đã chuẩn bị với 1 chút tiêu, hành khô và một chút hạt nêm. Trộn đều cho thịt và tôm ngấm gia vị. Ướp trong 10 phút sau đó đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn và hành vào phi thơm sau đó cho vào xào.

- Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Xào đến khi thịt chín sau đó cho ra 1 cái đĩa hoặc bát.

- Với người Miền Trung cách làm bánh xèo sẽ thay thịt xào bằng thịt nướng

Bước 3: Chiên bánh

- Cho chảo lên bếp kèm 1 chút dầu ăn, đun sôi dầu ăn lên. Khuấy đều bột rồi cho 2 muôi bột đã chuẩn bị vào giữa chảo. Lắc đều tay để bột dàn đều ra chảo. tiếp theo đó cho tôm và thịt lên bánh số lượng tùy vào sở thích từng người.

- Khi chiên đậy nắp vung để bánh được chín thì cho lên 1 chút giá đỗ lên trên bánh. Rán tới khi bánh giòn thì thôi. Khi mặt dưới của bánh đã vàng giòn bạn gập đôi bánh lại. sau đó rán thêm 30 giây là được.

Cách làm bánh xèo giòn, thơm ngon chuẩn vị đặc sản miền Trung

Làm nước chấm bánh xèo

Cho vào bát 3 thìa nước mắm, 1 thìa nước đun sôi để nguội, 1 thìa đường, 1 thìa dấm, 1 thìa nước cốt canh, ớt và tỏi đã băm nhỏ. Sau đó khuấy đều lên là được.

>> Xem thêm: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

Tỉ lệ chua, mặn, ngọt các bạn nêm nếm vừa ăn, sao cho hài hòa là được.

Làm nước chấm bánh xèo

Thưởng thức

Món bánh xèo ăn cùng nước chấm chua ngọt, thêm chút dưa góp thì là một sự giao thoa tuyệt vời của các loại gia vị.

Bạn cũng có thể ăn kèm với rau xà lách, rau thơm để tăng thêm hương vị cho món bánh xèo này nhé!

Cách làm bánh xèo đơn giản

Cách làm bánh xèo đơn giản, Chúc các bạn thành công!

Tag: Hương nước mắm, hương liệu làm bánh, hương liệu thực phẩm
Xem thêm

19 tháng 5 2019

Hương liệu thực phẩm – dùng như thế nào cho đúng cách?

9:37 CH 0
Hương liệu thực phẩm hiện nay đã và đang được sử dụng khá phổ biến trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như trong cuộc sống hằng ngày, chúng có tác dụng tạo nên các mùi vị, màu sắc đặc trưng khác nhau cho các món ăn, thức uống. Bên cạnh hương liệu tự nhiên là các loại hương liệu được chiết xuất bằng hóa chất và lẽ dĩ nhiên chúng cần trải qua quy trình kiểm tra gắt gao cũng như độ an toàn đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng

So sánh các loại hương liệu thực phẩm

Như đã nói, hương liệu thực phẩm gồm 2 loại cơ bản là loại có nguồn gốc tự nhiên (tinh chất) và loại được tổng hợp từ các loại hóa chất, những giá trị của của hai loại hương liệu này có đặc điểm hoàn toàn khác biệt.

Hương liệu thực phẩm – dùng như thế nào cho đúng cách?


+ Đối với loại có nguồn gốc tự nhiên, chúng thường được chưng cất từ các nguyên liệu chính gốc tự nhiên (trái cây, ca cao, cà phê…) và phải trải qua một quá trình lâu dài, nghiêm ngặt để cho ra sản phẩm cuối cùng, chính vì vậy đây là loại hương liệu có chất lượng tốt nhất và an toàn cho sức khỏe nhất, đồng thời khả năng tạo hương vị cũng rất tốt. Để tạo nên một lượng hương liệu thực phẩm tự nhiên đôi khi phải tiêu tốn một lượng nguyên liệu rất lớn, chúng sẽ bị tiêu hao đáng kể trong quá trình chưng cất nên giá thành thường đắt hơn rất nhiều so với loại còn lại.

+ Về hương liệu thực phẩm tổng hợp: chúng được tạo nên từ các loại axit hữu cơ được phép sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, trải qua quá trình chiết tách sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng có màu sắc và hương vị rất giống với sản phẩm tự nhiên, tuy vậy chúng không thể đạt được chất lượng và độ an toàn cao như hương liệu tự nhiên. Giá thành rẻ chính là lý do chúng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp chế biến bánh kẹo, thức uống, thực phẩm đóng hộp…

Hương liệu thực phẩm – dùng thế nào cho đúng cách?

Sẽ không khó để bạn có thể tìm thấy rất nhiều hương liệu loại này tại các cơ sở sản xuất bánh ngọt, hay chế biến nước giải khát… và do đó, chúng có thể trở thành một mối nguy hại cho sức khỏe con người nếu bị lạm dụng. Vậy làm thế nào để sử dụng cho đúng cách?

Sử dụng hương liệu thực phẩm đúng cách để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

+ Trước tiên, bạn cần tham khảo chỉ dẫn từ cơ quan chức năng, Bộ y tế về các yếu tố hàm lượng và số lượng hương liệu thực phẩm được phép sử dụng trong sản phẩm của mình và thực hiện theo chỉ dẫn đó, lựa chọn các nhà sản xuất hương liệu có uy tín, đã được cấp giấy phép lưu thông sản phẩm, đặc biệt là các loại hương liệu nằm trong danh mục được phép sử dụng.

+ Bên cạnh đó, hãy tránh xa các loại hương liệu thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không được phép lưu thông hoặc được bày bán tại chợ đen vì chúng có thể chứa hàm lượng các chất gây ung thư, các bệnh về đường tiêu hóa cho người tiêu dùng.

Vì sức khỏe của cộng đồng, hãy là người sử dụng hương liệu thực phẩm có trách nhiệm để sản phẩm của bạn thực sự tốt cho người tiêu dùng.
Xem thêm

Heavy Cream Là Gì? Heavy Cream Có Gì Khác Whipping Cream?

9:26 CH 0
Đối với thợ làm bánh, Heavy cream là một trong những nguyên liệu quan trọng làm nên chiếc bánh ngọt thơm ngon. Bên cạnh đó, Heavy cream còn giúp ích rất nhiều trong quá trình làm kem, pha chế đồ uống hay trang trí bánh kem… Vậy Heavy cream là gì? Bạn đã biết cách sử dụng nguyên liệu này đúng cách chưa?

Heavy cream – Nguyên liệu quen thuộc của thợ làm bánh - Ảnh: Internet
Heavy cream – Nguyên liệu quen thuộc của thợ làm bánh - Ảnh: Internet

Thế giới làm bánh đa dạng luôn ẩn chứa những nguyên vật liệu đặc sắc, dựa vào bàn tay sáng tạo của Đầu bếp để làm nên các sản phẩm độc đáo. Trong số đó, Heavy cream rất được ưa chuộng nhờ vào công dụng tuyệt vời ở nhiều chuyên môn khác như làm kem, pha chế…

Heavy cream là gì?


Heavy cream là một chế phẩm đặc biệt từ sữa, được tạo nên nhờ quá trình tách chất béo ra khỏi sữa. Heavy cream còn được gọi là kem bông tuyết hay kem sữa béo, được nhiều Đầu bếp và nhân viên Pha chế tin dùng bởi nguyên liệu này giúp bạn giữ được form chuẩn thậm chí khi đánh bông lên. Tuy nhiên, Heavy cream không thể chịu độ nhiệt cao nên dễ tan chảy, độ sắc nét cũng không quá cao.

>> Xem thêm: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

Công dụng tuyệt vời của Heavy cream


Hàm lượng chất béo có trong Heavy cream tối thiểu khoảng 36 – 40% tổng khối lượng kem, chúng cũng không bị vón cục khi kết hợp với các nguyên liệu có tính acid mặn lên tới 25%. Do đó, Heavy cream thường xuất hiện trong công thức chế biến các loại kem tươi, kem trang trí bánh (thường là pancake và bánh kem), pha chế đồ uống hay làm nước xốt cho một số món nướng, soup… Heavy cream còn được dùng để ăn kèm với Whipping cream hoặc làm bánh tráng miệng cũng rất ngon.

Heavy cream và Whipping cream có phải là một loại? - Ảnh: Internet
Heavy cream và Whipping cream có phải là một loại? - Ảnh: Internet

Heavy cream khác gì Whipping cream?


Nhiều người thường nhầm lẫn hai nguyên liệu này, tuy nhiên hai loại kem này lại khác nhau từ thành phần nguyên liệu đến cách sử dụng:
  • Đầu bếp luôn ưu tiên lựa chọn Heavy cream do thành phần chất béo của chúng ổn định hơn.
  • Trong khi Whipping cream có lượng chất béo vào khoảng 30 – 36% thì ở Heavy cream, hàm lượng này sẽ đậm đặc hơn, khoảng 36 – 40%.
  • Mỗi muỗng canh Heavy cream sẽ có thêm 5 đơn vị calo, đồng thời chúng cũng giữ form chuẩn hơn là Whipping cream.

Bảo quản Heavy cream thế nào?


Nếu bạn đựng Heavy cream trong hộp/lọ thì ngay sau khi sử dụng, hãy lau sạch phần kem dính ở miệng hộp/lọ. Sau đó, bạn dùng màng bọc thực phẩm để bọc lại hoặc đậy nắp hộp/lọ rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể dùng tiếp Heavy cream trong 5 – 7 ngày tới. Trường hợp bạn muốn bảo quản lâu hơn, hãy chia Heavy cream vào từng hộp nhỏ và đặt các hộp vào ngăn đá tủ lạnh. Nhiệt độ thấp giúp chúng duy trì chất lượng lên tới 4 tháng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên lấy ra và lắc nhẹ để tránh tình trạng kem đông cứng lại.

>> Xem ngay: Top 5 hương liệu làm bánh được yêu thích nhất của đầu bếp chuyên nghiệp

Hiện nay, Heavy cream được bán dưới dạng hộp, chai hoặc bình xịt và bạn có thể tìm mua ở hầu hết các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có cách tự làm Heavy cream tại nhà, tuy nhiên giá thành thủ công cũng không thấp hơn và nếu làm không đúng cách còn có thể ảnh hưởng xấu đến thành phần dinh dưỡng có trong chúng.

Heavy cream rất hay được sử dụng trong món soup - Ảnh: Internet
Heavy cream rất hay được sử dụng trong món soup - Ảnh: Internet

Heavy cream đã quá quen thuộc trong nhiều quy trình chế biến, được các Đầu bếp, thợ làm bánh, Barista chuyên nghiệp sử dụng để làm nên món ăn, thức uống chất lượng. Bạn đang theo đuổi lĩnh vực Ẩm thực? Đừng quên “bỏ túi” ngay công dụng tuyệt vời của Heavy cream và cách sử dụng nguyên liệu này chính xác nhất nhé.

CHEFJOB
Xem thêm

18 tháng 5 2019

Vani Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vani Để Nấu Ăn, Làm Bánh Ngon Hơn

7:02 CH 0

Vani là gì? Vani là loại hương liệu không mấy xa lạ với chúng ta, nhất là những ai thường xuyên làm bánh, nấu ăn. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về nguồn gốc, công dụng của vani chưa? 


Vani được xem là đại diện cho hương vị của phương Đông và với những tín đồ ẩm thực trên thế giới, trái tim của họ đã thực sự bị “đốn gục” trước sự ngọt ngào, nhẹ nhàng rất dễ chịu của vani khi được cho thêm vào các món ăn. Vậy vani là gì?

Vani là gì?


Vani (tên tiếng Anh là Vannilla) là loại hương liệu có mùi thơm ngọt ngào, thường được dùng để cho vào bánh, chè, kem và một số món ăn khác, tăng độ thơm ngon cho món ăn. Trên thị trường hiện nay có bán 3 dạng vani đó là: Dạng bột, trái nguyên và dạng tinh dầu. Trong đó, vani dạng bột được ưa chuộng hơn vì khá tiện lợi. Bột vani có màu trắng ngà, tán mịn, dễ hòa tan trong nước, khi nếm thử có vị ngọt thanh và mùi thơm dễ chịu.

Vani là gì?
Vani là loại hương liệu có hương thơm ngọt ngào, thường dùng để làm bánh, nấu ăn… - Ảnh: Internet

Vani được làm từ gì?


Vani được chiết xuất từ quả một loại lan dây leo, có tên khoa học là Vanilla planifolia (Vanilla frazan) thuộc họ Orchidaceae, loại cây này được trồng nhiều ở Mexico, Tahiti, Madagascar, Indonesia, Trung Quốc (Vân Nam). Vani được cho là bắt nguồn từ Mexico và đến khoảng năm 1520, vani được đưa đến châu Âu để làm thức uống socola cho giới hoàng gia, quý tộc.

>> Xem ngay: Top 5 hương liệu làm bánh được yêu thích nhất của đầu bếp chuyên nghiệp

Vani được tạo ra như thế nào?


Vanilla planifolia sau khi ra hoa sẽ được thụ phấn bằng tay ngay trong ngày và khi kết trái khoảng 5 – 6 tháng, người ta sẽ thu hoạch quả vani. Quả vani được đem đi ủ trong vòng 6 tháng để lên men rồi được trữ trong những chiếc hộp thiếc được lót giấy nến trước khi xuất đi tiêu thụ.

Quả vani tươi có màu xanh và dần ngả sang vàng khi chín, chuyển sang nâu hoặc đen khi đem đi ủ và lên men. Quả vani càng chất lượng thì màu lên men càng đen bóng và mùi hương càng nồng nàn hơn. Trong quá trình quả lên men và ủ dưới điều kiện đặc biệt, tinh chất vani tự nhiên cùng với hơn 250 thành phần tự nhiên có sẵn trong quả sẽ phản ứng với nhau, tạo nên mùi thơm độc đáo.

Do quá trình tạo ra vani rất kỳ công nên giá thành của vani thuộc hàng đắt thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau saffron (một loại gia vị được tạo nên từ nhụy hoa nghệ tây).

Vani là loại hương liệu đắt thứ 2 trên thế giới vì quá trình tạo ra vani khá kỳ công - Ảnh: Internet
Vani là loại hương liệu đắt thứ 2 trên thế giới vì quá trình tạo ra vani khá kỳ công - Ảnh: Internet

Công dụng của vani là gì?


Vani được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:

- Trong ẩm thực, vani chính là “vũ khí” để món ăn khác trở nên hấp dẫn, kích thích vị giác. Chỉ với một chút vani, món kem, mứt, chè hay các món bánh sẽ trở nên thơm hơn, ngọt ngào hơn. Bên cạnh đó, vani cũng được dùng để pha café và một số thức uống khác. Ở châu Âu, vani được các Đầu bếp sử dụng như là một hương liệu yêu thích cho các món kem, bánh ngọt… Trong kỹ nghệ đồ uống, vani được dùng chung với chất có cồn hay không cồn để tạo ra các loại sản phẩm đặc biệt như rượu Vanilla Vodka, Rhum vanilla, Pepsi vanilla, Vanilla Cockes…

Vani là hương liệu không thể thiếu để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, ngọt ngào - Ảnh: Internet
Vani là hương liệu không thể thiếu để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, ngọt ngào - Ảnh: Internet

- Trong ngành công nghiệp nước hoa, người ta yêu thích vani bởi hương thơm tinh khiết, tinh tế. Đồng thời vani có thể dễ dàng kết hợp với các loại hương vị khác để tạo ra thứ nước hoa có khả năng kích thích cảm xúc của con người một cách mạnh mẽ.

- Trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, vani được sử dụng để tạo hương thơm cho sản phẩm.

>> Xem thêm: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

- Tinh dầu vani còn được sử dụng như một bài thuốc giảm đau, kháng viêm, điều trị các chứng đau răng và viêm loét dạ dày, cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ, chữa chứng trầm cảm và lo lắng.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn vani là gì cũng như những ứng dụng của vani. Vani là hương liệu tuyệt vời để thêm vào các món ăn hay chiếc bánh bạn làm, giúp thành phẩm cho ra càng thêm hấp dẫn.

CHEFJOB
Xem thêm

10 tháng 5 2019

Cách làm bánh mì gối trắng ngon, không cần máy nhồi bột

3:27 CH 0
Đối với tất cả các loại bánh mì độ xốp, dai, thơm là yếu tố quyết định độ ngon của bánh. Nhưng rất ít công thức chú ý hướng dẫn kỹ thuật nhồi bột, ủ bột bánh mì. Nếu là một tín đồ của bữa sáng nhanh gọn hãy theo dõi công thức chi tiết làm bánh mì gối trắng không cần máy nhồi bột dưới đây.

>> Xem thêm: Top 5 hương liệu làm bánh được yêu thích nhất của đầu bếp chuyên nghiệp

1. Nguyên liệu làm bánh mì gối

- 120ml nước

- 20g đường

- 200g bột bánh mì (bột mì số 13)

- 5g men khô

- 15ml dầu ăn

- 2 g muối

2. Cách làm bánh mì gối trắng ngon, đơn giản

Bước 1: Hòa tan 20g đường trong cốc nước ấm, sau đó cho 5g men khô vào ngâm. Sau 15 phút nếu thấy cốc sủi bọt, men đóng mảng như gạch cua thì men đã đạt.

Cách làm bánh mì gối trắng ngon, không cần máy nhồi bột


Bước 2: Cho 15ml dầu ăn, 2g muối và men đã ngâm khuấy đều trong âu sạch. Chia 200g bột thành 3 phần bằng nhau. Rây từ từ mỗi phần bột vào âu. Lấy muỗng khuấy đều cho bột quyện vào nước rồi mới rây tiếp phần bột tiếp theo.

>> Xem ngay: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

Cách làm bánh mì gối trắng ngon, không cần máy nhồi bột


Bước 3: Kỹ thuật nhồi bột:

Nhồi bột là phần quan trọng nhất khi làm các loại bánh mì. Nhồi bột đúng cách giúp bánh mì dai,dẻo, thơm, ruột mềm rất ngon.

Cách 1: Nhồi bột bằng máy: Công việc đơn giản đó là ấn nút và nhồi bột trong vòng 15 phút, đến khi khối bột không dính tay, dai là được.

Cách 2: Nhồi bột bằng tay:

- Đổ bột ra mặt phẳng được phủ bằng một lớp mỏng bột khô, trong quá trình nhồi bột tránh cho quá nhiều bột khô vì sẽ làm cứng bột.

- Dùng tay gấp bột 3-4 lần sau mục đích để làm vỡ những hạt bột mì bị vón cục.

- Sau đó dùng mu bàn tay giữ một đầu bột, tay kia ấn và miết bột ra thật xa. Cứ lặp đi lặp lại khoảng 2 - 3 phút.

Cách làm bánh mì gối trắng ngon, không cần máy nhồi bột

- Tiếp theo xoay bột ra một góc khác và lặp lại hai bước trên.

- Có thể đập bột mạnh xuống mặt bàn để kiểm tra xem bột đạt chưa. Nếu nhồi bột đúng cách thời gian nhồi sẽ từ 10-15 phút. Khi bột đạt sẽ không dính tay, khi kéo bột thành một màng mỏng không bị rách.

>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa hương nước mắm Việt và Thái Lan

Bước 4: Ủ bột lần 1:

- Xoa một lớp dầu ăn lên âu ủ bột, lăn bột trong âu để lớp bột được phủ một lớp dầu ăn. Đậy âu bột bằng khăn ẩm. Sau đó ủ bột ở nhiệt độ trong khoảng từ 20-30 phút.

- Bột ủ đạt là khi bọt nở gấp 2,5 lần, ấn tay xuống mặt bột tạo thành 2 lỗ rỗng là đạt. Nếu mặt bột đàn hồi lại là bột chưa ủ đủ.

Cách làm bánh mì gối trắng ngon, không cần máy nhồi bột

Bước 5: Tạo hình bánh:

Sau khi bột ủ đạt, dùng tay nhồi bột nhẹ nhàng trong 1-2 phút để ép khí ra hết. Để bột nghỉ 5 phút sau đó cán và gấp bột tạo thành khối hình chữ nhật vừa với khuôn chữ nhật nướng bánh mì gối. Thoa một lớp dầu ăn trên khuôn bánh trước khi cho bánh vào khuôn ủ lần 2.

Bước 6: Ủ bột lần 2:

- Ủ bột ở nhiệt độ phòng đến khi bột nở gấp đôi là đạt. Nếu nhiệt độ phòng thấp có thể ủ bằng lò nướng. Bật lò nướng ở 150 độ c khoảng 4 phút rồi tắt, sau đó đặt một cốc nước sôi để duy trì độ ẩm trong lò, đưa khuôn bột vào ủ.

Cách làm bánh mì gối trắng ngon, không cần máy nhồi bột

Bước 7: Nướng bánh:

- Làm nóng lò nướng trước khoảng 15 phút, để 170 độ C. Sau đó cho khay bánh vào, nướng ở 170 - 180 độ C trong từ 25-30 độ C. Nướng đến khi mặt bánh vàng là được. Nếu mặt bánh vàng sớm có thể dùng giấy bạc che lại mặt bánh.

- Để bánh nguội hẳn mới cắt lát, cho vào túi và bảo quản trong tủ lạnh. Khi thưởng thức có thể nướng lại bánh hoặc làm nóng bằng lò vi sóng. Ăn với mứt và các loại thịt hay làm bánh sandwich đều ngon.

Cách làm bánh mì gối trắng ngon, không cần máy nhồi bột

3. Bí quyết làm bánh mì gối trắng ngon

Bí quyết làm bánh mì gối trắng ngon

- Bột ủ không nở do men bị hỏng.

- Bột ủ có mùi chua, mùi của rượu do bỏ quá nhiều men.

- Bột bị cháy và ruột vẫn chưa chín: Do nhiệt độ nướng chưa phù hợp, có thể lửa trên quá cao và lửa dưới lại thiếu nhiệt.

- Bột nhồi mãi vẫn lổn nhổn vì bánh chưa được nhồi đúng cách.

- Có thể áp dụng kỹ thuật nhồi bột trên với tất cả các loại bánh mì.

Xem thêm

Tự làm bánh nhân mứt cam ngon như nhà hàng

12:33 CH 0

Mới nhìn qua ai cũng ngỡ món bánh này được mua ở các tiệm bánh nổi tiếng, nhưng thực sự làm bánh ngon mà dễ thế này thì ai cũng làm được!


Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bánh ngon - dễ - đẹp:
  • 8 lát bánh mì sandwich
  • 600g cam vàng
  • 1 quả trứng
  • 200g đường
  • 2 thìa súp nước cốt chanh vàng
>> Xem thêm: Top 5 hương liệu làm bánh được yêu thích nhất của đầu bếp chuyên nghiệp

(*) Nếu bạn có sẵn mứt cam thì bỏ qua phần làm mứt cam nhé!

Tự làm bánh nhân mứt cam ngon như nhà hàng

Cách làm:

Dùng muối hoặc baking soda chà xát vỏ cam, sau đó rửa sạch lại với nước. Cam bổ làm đôi hoặc làm tư theo chiều dọc, lột vỏ, bỏ hạt. Dùng dao bỏ đi phần trắng ở vỏ cam, tiếp đó thái phần vỏ vàng thành các sợi mỏng.

Tự làm bánh nhân mứt cam ngon như nhà hàng

Thịt cam sau khi lột vỏ cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Cho cam đã xay vào nồi đun đến khi sôi. Lúc này, hạ nhỏ lửa và cho đường vào, đun trong 10 phút. Cuối cùng cho thêm nước chanh, vỏ cam thái sợi rồi đun thêm 20 phút nữa.

>> Xem thêm: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

Tự làm bánh nhân mứt cam ngon như nhà hàng

Bánh mì cắt bỏ phần rìa vàng, dùng cây cán bột cán cho từng lát bánh mì xẹp xuống. Cho mứt cam vào chính giữa lát bánh mì. Tiếp đến dùng chổi quét một lớp trứng mỏng ở viền bánh.

Bánh mì cắt bỏ phần rìa vàng, dùng cây cán bột cán cho từng lát bánh mì xẹp xuống. Cho mứt cam vào chính giữa lát bánh mì.

Gập đôi lát bánh lại, dùng dĩa ấn dẹt rìa bánh để dính mép bánh lại với nhau. Dùng dao khứa nhẹ vài đường ở mặt bánh để trang trí.

Tự làm bánh nhân mứt cam ngon như nhà hàng

Xếp bánh lên khay nướng đã lót sẵn giấy nến. Nướng bánh với mức nhiệt 200 độ C trong 12 phút.

Bạn có thể rắc thêm chút đường bột để bánh có bề ngoài bắt mắt hơn nữa nhé!

Bạn có thể rắc thêm chút đường bột để bánh có bề ngoài bắt mắt hơn nữa nhé!

Tự làm bánh nhân mứt cam ngon như nhà hàng

Thành phẩm:

Với cách làm bánh này bạn có món bánh nhân mứt ngon xuất sắc và đẹp như bánh mua ở các tiệm bánh lớn. Nếu không có thời gian làm mứt cam, bạn có thể mua sẵn ở siêu thị. Món bánh có vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm đặc trưng của cam, khi ăn lớp vỏ giòn vàng sẫm kết hợp cùng phần nhân vô cùng hấp dẫn, không chỉ các bạn nhỏ mà người lớn cũng thích mê!

Với cách làm bánh này bạn có món bánh nhân mứt ngon xuất sắc và đẹp như bánh mua ở các tiệm bánh lớn

Xem thêm

Hướng dẫn cách làm bánh bò hấp thơm ngon

12:18 CH 0

Làm bánh bò có hai cách đó là nướng và hấp. Trong công thức này xin giới thiệu tới các bạn cách làm bánh bò theo phương pháp hấp đơn giản nhất.

Nguyên liệu làm bánh bò hấp:

- 1 lòng trắng trứng gà

* Phần 1

- 100 gr bí đỏ

- 30 ml nước ấm

- 1/2 tbs đường

- 1 tsp men

- 100-130 ml nước ấm

- 50 gr đường

- 110 gr bột gạo

- 1/2 lòng trắng trứng đã đánh tan

* Phần 2

- 30 ml nước ấm

- 1/2 tsp đường

- 1 tsp men

- 90-110 ml nước ấm

- 60 gr đường

- 160 gr bột gạo

- 1/2 lòng trắng trứng còn lại

>> Xem thêm: Top 5 hương liệu làm bánh được yêu thích nhất của đầu bếp chuyên nghiệp

Cách làm bánh bò hấp:

- Dùng đũa đánh tan sơ lòng trắng trứng.

* Phần 1:

- Cắt bí đỏ thành những miếng nhỏ và hấp chín bí đỏ.

Hướng dẫn cách làm bánh bò hấp thơm ngon

- Cho 1/2 tbs đường vào 30 ml nước ấm. Khuấy tan. Rồi thêm men vào. Đậy kín để yên 5 phút. Sau 5 phút, mở ra thấy men nổi kiểu giống gạch cua là ổn. Cả nhà có thể dùng men trực tiếp vào bột. Nhưng, đây là cách em hay làm để kiểm tra men còn sống hay chết, men có ổn hay không?...Để khi ủ bột vẫn an tâm hơn.

- Thêm 50 gr đường vào 100-130 ml nước ấm. Khuấy tan.

- Dùng rây lọc bí đỏ mịn nhuyễn vào phần bột gạo. Rồi pha hai hỗn hợp trên vào và trộn đều. Bọc kín và ủ đến khi bột nở gấp đôi.

- Lưu ý: Song song lúc này, cả nhà cũng làm tương tự với phần 2. Để lúc ủ lần 1 là cả hai phần đều bắt đầu cùng ủ. Không nên làm phần này trước, phần kia sau. Như vậy, bột bánh ủ sau sẽ bị ủ lâu hơn, dễ bị hôi mùi men, chua bánh,...

- Khi bột đã nở gấp đôi. Dùng phới trộn đều. Pha vào 1/2 lòng trắng trứng. Trộn đều. và bọc kín ủ thêm 30 phút. ( Phần 2 cũng tương tự).

- Sau khi ủ 30 phút. Trộn đều lại bột và chuẩn bị hấp bánh.

>> Xem ngay: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

* Phần 2:

Hướng dẫn cách làm bánh bò hấp thơm ngon


- Thực hiện tương tự như phần 1 và thực hiện song song nhau.

* Sau khi ủ đủ lần 2 ( ủ 30 phút)

- Làm nóng trước khuôn và nồi hấp. Nếu khuôn không chống dính, nên thoa thêm dầu ăn để chống dính.

- Khi khuôn đã nóng, pha lần lượt từng phần bột vào, xen kẽ nhau cho đến khi hết bột. Mặt bánh, có thể dùng tăm để vẽ hình hoa lá cành yêu thích.

- Dùng khăn phủ kín miệng nồi rồi đậy nắp và hấp bánh. Hấp bánh trên ngọn lửa cao. Tùy kích thước khuôn, thời gian hấp bánh sẽ từ 25-30 phút.

- Bánh sau khi hấp sẽ nở với màu bánh vàng tươi rất đẹp.

Hướng dẫn cách làm bánh bò hấp thơm ngon

- Bánh tuy không dùng cốt dừa nhưng vẫn rất béo ngon nhờ lòng trắng trứng! Bánh làm từ sáng nhưng để tới chiều vẫn mềm ngon ạ.

- Về định lượng đường trong công thức, tùy khẩu vị gia đình, cả nhà có thể điều chỉnh để phù hợp vị.

- Có thể làm bánh bò nhiều vị và màu sắc khác nhau từ lá dứa, cà phê, vani ..... theo sở thích của từng gia đình bạn nhé.

Xem thêm

Post Top Ad